Tiếng Việt lớp 4: Xác định chủ ngữ vị ngữ trong câu

Hướng dẫn cách xác định chủ ngữ vị ngữ trong câu. Bài tập rèn luyện phân biệt chủ ngữ vị ngữ trong tiếng Việt lớp 4


Khái niệm câu:

Câu là một đơn vị ngữ pháp gồm một hoặc nhiều từ có liên kết ngữ pháp với nhau. Câu được tạo ra trong quá trình tư duy, giao tiếp, có giá trị thông báo, gắn liền với mục đích giao tiếp nhất định. Câu được bắt đầu bằng chữ cái viết hoa, cuối câu có dấu chấm câu ( dấu chấm, dấu chấm hỏi, dấu chấm than, dấu lửng).


Ví dụ: 


Hôm nay bầu trời rất đẹp.

Bạn có khỏe không?


Câu gồm có 2 thành phần chính là chủ ngữ và vị ngữ, ngoài ra còn có các thành phần phụ như trạng ngữ, bổ ngữ.


xac-dinh-chu-ngu-vi-ngu-trong-cau


Chủ ngữ là gì?


Chủ ngữ là một thành phần chính trong câu, nêu tên sự vật hiện tượng có trạng thái, hành động, đặc điểm,... được diễn đạt ở vị ngữ. Chủ ngữ là danh từ, cụm danh từ hoặc đại từ. Trong một số trường hợp tính từ và động từ ( gọi chung là thuật từ) cũng có thể làm chủ ngữ. 


Chủ ngữ thường đứng trước vị ngữ, trong trường hợp đảo ngữ, vị trí của chủ ngữ có thể thay đổi. Một câu được phép có một hoặc nhiều chủ ngữ.


Ví dụ: 

Chú mèo mướp đang tắm nắng. (“ Chú mèo mướp” là chủ ngữ)

Lao động là vinh quang. (“ Lao động” là động từ nhưng trong trường hợp này nó đóng vai trò là chủ ngữ).


Vị ngữ là gì?


Vị ngữ là thành phần thứ hai trong câu để tạo nên một câu hoàn chỉnh. Vị ngữ sẽ nêu lên đặc điểm, tính chất, trạng thái, hoạt động,... của người hoặc sự vật, sự việc nên ở chủ ngữ. 

Vị ngữ là một từ, một cụm từ hoặc có khi là một cụm chủ - vị, và  thường đứng sau chủ ngữ. Một câu có thể có một hoặc nhiều vị ngữ.


Ví dụ:  Cây xoài trước ngõ đang sai trĩu quả. ( “đang sai trĩu quả” là vị ngữ).

Cái áo này vải tốt lắm. (“ vải tốt lắm”  là một cụm chủ-vị đóng vai trò là vị ngữ: “vải” là chủ ngữ, “tốt lắm” là vị ngữ).



xac-dinh-chu-ngu-vi-ngu-trong-cau


Cách xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu:

Xác định chủ ngữ:

Chủ ngữ thường là người, sự vật, sự việc, vì vậy để xác định chủ ngữ trong câu hãy đặt câu hỏi Ai? Cái gì? Con gì? Việc gì? Sự vật gì?

Ví dụ:

Lan đang học bài. 

Đặt câu hỏi Ai đang học bài? => Lan 

Vậy “Lan” là chủ ngữ.

Chiếc xe đạp yêu thích của tôi đã bị hỏng. 

Đặt câu hỏi Cái gì đã bị hỏng? => Chiếc xe đạp yêu thích của tôi

Vậy “Chiếc xe đạp yêu thích của tôi” là chủ ngữ.


Xác định vị ngữ:

Vị ngữ thường là tính chất, đặc điểm, trạng thái, hoạt động,..vì vậy để xác định vị ngữ hãy đặt câu hỏi Là gì? Như thế nào? Làm gì?,...

Ví dụ: 

Mái tóc của mẹ tôi rất dài. 

Đặt câu hỏi “Mái tóc của mẹ tôi” như thế nào? => rất dài

Vậy “rất dài” là vị ngữ.

Chiếc ô tô này là món quà sinh nhật ba tặng cho tôi.

Đặt câu hỏi “Chiếc ô tô này” là gì? 

Vậy  “là món quà sinh nhật ba tặng cho tôi” là vị ngữ.

Bài tập xác định chủ ngữ vị ngữ trong câu:

  1. Chị gái tôi  // là một người siêng năng, chăm chỉ.

   CN VN

  1. Em bé // khóc.

  CN     VN

  1. Con mèo // đang liếm lông.

  CN VN 

  1. Con chim // đậu trên cành.

   CN VN 

  1. Bầu trời đêm // không trăng, không sao.

  CN VN 

  1. Hôm nay // là một ngày tồi tệ với tôi.

   CN VN 

  1. Ngày tháng // đi thật chậm mà cũng thật nhanh.

  CN VN

  1. Quyển sách mẹ tặng // rất hay.

   CN       VN 

  1. Tập thể dục // giúp nâng cao sức khỏe.

    CN VN

  1. Ngoài trời // đang mưa rả rích.

    CN   VN 

  1. Sốt xuất huyết // là một loại bệnh nguy hiểm.

    CN VN 

  1. Tôi // thích xem ti vi nhưng chưa làm xong bài tập về nhà.

CN VN

  1. Cây cam trước ngõ // đang đơm bông, kết trái.

    CN VN 

  1. Vườn rau ba trồng // xanh mơn mởn.

    CN   VN 

  1. Bầy sáo cánh đen, mỏ vàng // chấp chới liệng trên cánh đồng.

    CN VN.

Bài tập xác định chủ ngữ, vị ngữ trong câu ghép:

Câu ghép là câu do nhiều vế câu ghép lại, mỗi vế câu có cấu tạo đầy đủ chủ ngữ - vị ngữ như một câu đơn.


Ví dụ:


  1. Tôi / rảo bước và // truyền đơn / cứ từ từ rơi xuống. 

CN1   VN1 CN2 VN2 

  1. Em / đi trường học, // mẹ / đi trường đời.

CN1     VN1               CN2     VN2 

  1. Nếu học sinh / không thuộc bài, // thì cô giáo / bắt chép phạt.

    CN1   VN1   CN2  VN2 

  1. Tôi / đến trường trễ // bởi vì tôi / đã thức dậy muộn.

CN1 VN1                     CN2   VN2

  1. Mùa xuân / đã về,// cây cối / ra hoa kết trái và // chim chóc / hót vang trên những tán

  CN1       VN1 CN2       VN2 CN3 VN3 

 cây.

  1. Thứ hai / là ngày đầu tuần, // bé / hứa cố gắng chăm ngoan.

  CN1 VN1  CN2 VN2 

  1. Trời  /  tối, // các bác nông dân / trở về. 

CN1   VN1        CN2       VN2 

  1. Tuy Hoa / không giành giải nhất // nhưng cô ấy / đã có một phần thi vô cùng ấn tượng

       CN1 VN1 CN2 VN2


Nguồn: Giáo Dục 246

Link: https://giaoduc246.com/cach-xac-dinh-chu-ngu-vi-ngu/

#giaoduc246 #chunguvingu

Nhận xét